Trồng Atisô Bằng Phương Pháp Thủy Canh
Atisô có thể cao đến 1,5 – 2m, lá dài từ 50 – 80cm. Atisô tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, giải độc gan…
Các loại giống chính về atisô:
– Dạng chuyên bông: Cây thấp, tán nhỏ, mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn. Mục đích chính là thu hoạch bông nên có năng suất bông cao và chất lượng ngon.
– Dạng chuyên lá: Cây cao, tán rộng, lá lớn thường chứa hoạt chất cynarin cao, mật độ trồng thưa, thời gian sinh trưởng dài. Mục đích chính là thu hoạch sản phẩm lá để đưa vào chế biến dược liệu.
– Dạng trung gian bông và lá: Chiều cao và tán cây ở mức độ trung bình, có thể trồng để sử dụng hai mục đích là thu hoạch bông và lá.
Có 2 vụ trồng: Vụ sớm vào tháng 5 – 6, vụ muộn vào tháng 7 – 8. Nếu trồng atisô vì mục đích cung cấp sản phẩm lá điều chế dược liệu thì nên trồng vụ sớm và chỉ trồng ở vùng đất cao ráo. Mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây là 65 – 70cm nếu trồng dày và 80 – 90cm nếu trồng thưa.
Điều kiện phát triển:
Atiso là loại cây lâu năm, cần điều kiện môi trường ẩm ướt trong không khí và dưới gốc. Atiso không chịu được nhiệt độ khắc nghiệt. Ẩm độ quá cao và kéo dài sẽ dễ gây bệnh chết cây con.
Nhu cầu dinh dưỡng:
Atiso đòi hỏi sử dụng Kali nhiều hơn bình thường, có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Độ pH thích hợp là 6,5-7,5. Cần phải tăng cường vôi để duy trì độ pH ổn định.
Chọn loại giá thể:
Sử dụng đá trân châu có chiều sâu từ 25cm trở lên, giúp thoát nước, giữ ẩm tốt, sẽ cho kết quả trồng tốt.
Tuyển Trồng:
Ươm cây từ hom thân cây hoặc nhánh chứa rễ. Cây trồng từ hạt cho cây trồng không đáng tin cậy.
Trồng lại sau năm năm.
Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.
Các vấn đề cần lưu ý:
Bảo vệ cây vào mùa lạnh giá và che nắng cho cây vào mùa hè.
Nếu cây thiếu nước sẽ làm nụ ra không đều. Không cần tưới nước quá thường xuyên, khi cây đã khỏe mạnh bình thường thì 1 ngày tưới nước 1 lần cũng đều được.
Vấn đề dịch hại có thể bao gồm các động vật gặm nhấm, ốc sên, ốc sên, sâu vẽ bùa, sâu bướm, bọ chét và các loài chim.
Vấn đề dịch bệnh có thể bao gồm: Fusarium, nấm Botrytis và virus.
Để phòng trừ sâu bệnh định kỳ 7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…
Thu hoạch và sau thu hoạch:
Atiso sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm.
Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thâu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 – đến 5 cm. Cuống của Atiso có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ. Sau khi thâu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.